Những bệnh trẻ thường gặp vào mùa nồm và cách phòng ngừa hiệu quả

Thứ Tư, 10/01/2024

Thời điểm không khí nồm ẩm kéo dài là thời gian lý tưởng cho các loại vi khuẩn sinh sôi, gây bệnh. Với trẻ em, đây là đối tượng dễ nhiễm bệnh bởi sức đề kháng kém khiến cho các loại virus, nấm mốc dễ xâm nhập. Do vậy, hãy tham khảo thông tin về 6 bệnh trẻ thường gặp vào mùa nồm và cách phòng ngừa hiệu quả ngay dưới đây!

!!!Cảnh báo 6 bệnh trẻ thường gặp vào mùa nồm

 1. Các bệnh về da

Nhiệt độ và độ ẩm thay đổi ở mức cao khiến cho da bé bị hầm bí, các tuyến mồ hôi làm việc không hiệu quả. Lúc này, trẻ rất dễ bị hăm da hoặc dị ứng, ngứa ngáy ở mức độ từ nhẹ đến nặng. Có thể thấy, độ ẩm cao > 90% kéo dài liên tục khiến cho tình trạng của bé thêm trầm trọng và cần can thiệp bởi các loại thuốc bôi ngoài da.

Các bệnh về da sẽ khiến cho trẻ bị khó chịu

 2. Bệnh về hô hấp

Các chủng virus tác động đến hệ hô hấp sẽ xâm nhập nhanh chóng đến cơ thể của con trẻ khi sức đề kháng bị giảm sút. Độ ẩm cao kéo theo lượng mạt bụi, nấm mốc dày đặc gây ra một số triệu chứng như nghẹt mũi, ho, hắt hơi, chảy nước mũi. Đây là những biểu hiện ban đầu của một số bệnh như viêm họng, viêm phổi, viêm mũi dị ứng, hen suyễn.

Tuy nhiên, khi các triệu chứng chuyển nặng như sốt cao, khó thở, ba mẹ cần cảnh giác và thăm khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị theo phác đồ của bác sĩ.

 3. Bệnh tiêu chảy cấp

Đây là một trong những bệnh trẻ thường gặp phải vào mùa nồm ẩm. Với chủng virus Rota có nguy cơ lây nhiễm rất cao kèm theo đó là rất nhiều các loại vi nấm và ký sinh trùng có thể tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp, mẹ không nên điều trị theo cảm tính. Hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ để nhanh chóng cải thiện tình trạng giúp con không bị mất nước, mất sức.

Bệnh tiêu chảy cấp có thể dẫn đến tử vong

 4. Bệnh sởi

Trong thời điểm giao mùa, virus sởi có khả năng sinh sôi nhanh và lây nhiễm chéo khi trẻ tiếp xúc với nhau trong môi trường lớp học. Bệnh sởi là một trong những căn bệnh được đánh giá lành tính nếu biết chăm sóc trẻ đúng cách. Các nốt sởi sẽ nhanh chóng biến mất và không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu chủ quan bệnh có thể gây ra biến chứng nặng đối với hệ hô hấp và não bộ.

 5. Bệnh thủy đậu

Nhiệt độ thay đổi thất thường là khoảng thời gian lý tưởng để virus Varicella Zoster gây bệnh thủy đậu lan rộng. Các nốt thủy đậu thường nghiêm trọng hơn sởi do phát triển từ những nốt nhỏ, tròn thành bọng nước. Nếu chữa sai cách hoặc áp dụng các cách chữa chưa kiểm chứng sẽ biến chứng nhanh và để lại sẹo trên da. 

Mẹ có thể tham khảo các triệu chứng như sốt nhẹ, nổi ban và dần lan ra khắp cơ thể là nguyên tắc phát triển của bệnh thủy đậu. Hãy nhanh chóng cho bé chữa trị theo bác sĩ để tình trạng thuyên giảm.

Cảnh bảo dịch thủy đậu ở mùa nồm ẩm

 6. Sốt virus

Sốt virus có thể chuyển biến thành bệnh dịch ở thời điểm nồm ẩm kéo dài. Lúc này nếu bé có các triệu chứng như sốt cao đột ngột, rối loạn tiêu hóa, nổi hạch và không chỉ dứt sốt khi có sự can thiệp của sốt. Ba mẹ cần cân nhắc khả năng trẻ bị sốt virus để có thể uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

 => Cách phòng bệnh mùa nồm cho bé hiệu quả nhất

Để bảo vệ trẻ không nhiễm phải những bệnh thường gặp khi bước sang thời tiết ẩm, mẹ có thể tham khảo những cách phòng ngừa hiệu quả dưới đây:

  • - Giữ gìn môi trường sống: Mẹ hãy thường xuyên vệ sinh nơi ở, phát quang bụi rậm và có thể sử dụng thêm các loại máy lọc không khí để hạn chế các loại vi khuẩn, nấm mốc, mang lại không gian sống thoáng mát.
  • - Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Thời điểm nồm ẩm, mồ hôi tiết ra nhiều nên mẹ hãy tắm và thay đồ cho trẻ hàng ngày. Bên cạnh đó, hãy chọn lựa các loại quần áo có khả năng thấm hút cao để bé không bị cảm lạnh.
  • - Tăng sức đề kháng cho bé: Mẹ hãy chú ý hơn đến chế độ ăn hàng ngày của bé, thêm nhiều nhóm vitamin, rau xanh. Bữa ăn của trẻ cần đa dạng chất đậm, chất béo để sức đề kháng được cải thiện.
  • - Lịch sinh hoạt khoa học: Ba mẹ hãy đảm lịch sinh hoạt ngủ, nghỉ của con theo giờ giấc để cơ thể bé luôn ở trạng thái tốt nhất.
  • - Giữ ấm cơ thể: Nhiệt độ thay đổi thất thường, ba mẹ hãy mặc đủ ấm cho trẻ để tránh bị nhiễm lạnh. Chú ý giữ ấm các vị trí đầu, cổ, lưng, bụng, bàn tay, bàn chân để tránh các bệnh về đường hô hấp, hệ tiêu hóa.

Phòng chống các bệnh mùa nồm ẩm giúp con trẻ có sức khỏe tốt nhất

Trên đây là những thông tin về 6 bệnh trẻ thường gặp vào mùa nồm và những cách phòng ngừa hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe của bé ở thời điểm giao mùa. Mong rằng các bé luôn khỏe mạnh để thoải mái học tập, vui chơi chẳng lo thời tiết!

Mua hàng chính hãng tại: Shop Mẹ và Bé Quỳnh Hoa
Hotline: 0915 092 097 (Zalo)
Giao hàng ship COD toàn quốc

 

Sản phẩm bán chạy

RẤT NHIỀU SẢN PHẨM

SẢN PHẨM ĐA DẠNG

Tốt cho mẹ và bé

THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG

THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG

Meiji, Merries, Aptamil, Elevit...

GIAO HÀNG TOÀN QUỐC

GIAO HÀNG TOÀN QUỐC

Thanh toán khi nhận hàng

HOÀN TRẢ SẢN PHẨM

HOÀN TRẢ SẢN PHẨM

Đổi trả trong 7 ngày